Sự bùng nổ về công nghệ đã mở ra một xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Điều này phần nào làm thay đổi cách dạy và học cũng như quản lý giáo dục từ truyền thống sang hiện đại, tạo điều kiện để ngành giáo dục phát triển tích cực và hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số trong ngành giáo dục diễn ra như thế nào?
Chuyển đổi số trong ngành giáo dục được thể hiện qua việc áp dụng công nghệ thông tin vào các các quy trình như:
- Quy trình dạy và học: Lớp học thông minh, ứng dụng các thiết bị công nghệ vào việc giảng dạy, mô hình dạy và học online, số hóa tài liệu, giáo trình,…
- Quy trình vận hành và quản lý: Sử dụng các phần mềm quản lý công việc, phần mềm quản lý giấy tờ, thư viện số, ứng dụng tra cứu và chia sẻ thông tin giữa các cộng đồng sinh viên, học sinh, nhà trường,…
Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong ngành giáo dục
Xu hướng chuyển đổi số đã và đang tạo điều kiện phát triển cho rất nhiều ngành nghề theo hướng tích cực, và giáo dục cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Đặc biệt sau thời gian dài của bệnh dịch, chúng ta càng nhận thấy rõ ràng hơn tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý cũng như dạy học. Tuy nhiên, hành trình chuyển đổi số ở ngành giáo dục không chỉ bị giới hạn trong khoảng thời gian dịch bệnh mà còn rộng mở hơn như thế. Tầm ảnh hưởng của việc chuyển đổi số ngành giao dục có thể kể đến:
- Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của giáo dục trong thời đại mới
- Mở rộng tầm nhìn và tiếp cận với tài nguyên giáo dục đa dạng hơn
- Cải thiện trải nghiệm học tập và nâng cao chất lượng giáo dục
- Tăng cường sự tương tác và giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, gia tăng khả năng tư vấn và hỗ trợ từ giáo viên
- Giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động của các trường học và giảng viên
Lợi ích của chuyển đổi số trong ngành giáo dục
1. Tiếp cận tài nguyên giáo dục đa dạng hơn
- Cung cấp các tài liệu học tập và giáo trình điện tử.
Môi trường học tập mở cho phép người học và người dạy có thể truy cập tài liệu, giáo trình ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và trên mọi thiết bị. Đây cũng là một hướng phát triển tất yếu của xã hội và ngành giáo dục hiện đại - Truy cập đến các tài nguyên giáo dục trực tuyến miễn phí.
Việc truy cập thuận lợi đến các nguồn tài nguyên miễn phí nhờ có công nghệ IoT cũng tạo điều kiện cho người học được tiếp cận đến những kiến thức bổ ích một cách chủ động và bình đẳng hơn.
2. Tăng cường trải nghiệm học tập
- Áp dụng các phương pháp học tập hiện đại, đa dạng và linh hoạt hơn.
Các hình thức dạy và học được áp dụng cộng nghệ như: lớp học thông minh, lớp học online, khóa học online,….giúp người tham gia tiếp cận gần hơn với công nghệ để tăng sự linh hoạt trong việc dạy và học - Tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với các công nghệ mới nhất.
Thế giới số phát triển không ngừng, việc ứng dụng công nghệ vào các quy trình giáo dục giúp cho học sinh nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ mới nhất bổ trợ cho việc học tập và nghiên cứu. - Nâng cao sự tương tác và giao tiếp giữa giáo viên và học sinh.
Học sinh và giáo viên ngày nay có thể thoải mái tương tác từ xa mà không còn gặp trở ngại về không gian và thời gian bằng cách tham gia vào các ứng dụng trực tuyến như: Zoom, Google Meet,…và nhiều nền tảng học tập online khác.
3. Tăng cường khả năng tư vấn và hỗ trợ từ giáo viên
- Cung cấp các công cụ tương tác trực tuyến giúp giáo viên dễ dàng kết nối và tương tác với học sinh.
Nhờ vào việc có thể truy cập vào lớp học và nền tảng học tập cũng như dạy học mọi nơi, mọi lúc một cách thuận tiện, giáo viên và học sinh có thể tương tác và trao đổi nhiều hơn, từ đó tăng khả năng tiếp thu của người học so với các hình thức truyền thống thông thường. - Tạo điều kiện cho giáo viên có thể đưa ra các giải pháp và hỗ trợ kịp thời cho học sinh.
Việc hỗ trợ và đưa giải pháp kịp thời cho người học cũng là một yếu tố quan trọng giúp cái thiện chất lượng học tập của sinh viên và học sinh khi cả người học và người dạy đều có thể truy cập miễn phí, dễ dàng vào các phần mềm hỗ trợ.
4. Giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động của các trường học và giảng viên
- Giảm chi phí cho việc xuất bản, in ấn và phân phối tài liệu giáo dục.
Số hóa tài liệu, giáo trình đã mở ra một phải pháp tiết kiệm tối ưu cho công tác in ấn và xuất bản. Bên cạnh đó, các tổ chức giáo dục cũng dễ dàng phân phối tài liệu đến người đọc thông qua các kênh online mà không cần tốn quá nhiều chi phí. - Giảm chi phí cho việc tổ chức các khóa học và đào tạo trực tiếp.
Ngày nay, việc tạo ra một khóa học trở nên đơn giản và ít tốn kém hơn rất nhiều nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ. Không chỉ giảm chi phí cho người dạy mà cũng giúp người học tiết kiệm hơn khi có thể tham gia vào bất kì chương trình giáo dục nào chỉ bằng một cú “click” chuột!
Thách thức của chuyển đổi số trong ngành giáo dục
Cũng như mọi ngành nghề khác, quy trình chuyển đổi số của ngành giáo dục là một chặng đường dài hơi và cần nhiều thời gian cũng như nỗ lực để thay đổi nhận thức, thói quen của người tham gia quản lý, dạy và học từ những việc nhỏ nhất. Dựa vào điều kiện và khả năng của mỗi địa phương, tổ chức, người dùng mà đâu đó luôn tồn tại những yếu tố ảnh hưởng như:
1. Khả năng tiếp cận công nghệ của học sinh và giáo viên
- Sự chênh lệch về khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ giữa các học sinh và giáo viên
- Những học sinh và giáo viên không có đủ tài nguyên hoặc kỹ năng để sử dụng công nghệ
2. Khả năng đáp ứng nhu cầu của học sinh và giáo viên
- Khả năng cung cấp các tài nguyên giáo dục đa dạng và phù hợp với nhu cầu của học sinh và giáo viên
- Khả năng đáp ứng nhu cầu của học sinh và giáo viên về mặt kỹ thuật và phần mềm
3. Bảo mật và riêng tư
- Sự an toàn và bảo mật của dữ liệu giáo dục
- Đảm bảo tính riêng tư cho học sinh và giáo viên
Kết luận
Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành giáo dục. Do đó, việc áp dụng công nghệ và thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục có thể mang lại nhiều lợi ích như cải thiện trải nghiệm học tập, tăng cường khả năng tương tác và giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động của các trường học và giảng viên. Tuy nhiên, cũng có những thách thức cần phải vượt qua, như khả năng tiếp cận công nghệ của học sinh và giáo viên, khả năng đáp ứng nhu cầu của học sinh và giáo viên, và bảo mật và riêng tư của dữ liệu giáo dục.