UAT là gì? Giải pháp tối ưu quá trình UAT để tiết kiệm thời gian và nguồn lực ?

UAT là gì?

UAT (User Acceptance Testing) là giai đoạn cuối cùng của một quy trình phát triển phần mềm bất kì trước khi đưa sản phẩm vào sử dụng chính thức, thường được biết đến dưới thuật ngữ “Kiểm thử chấp nhận người dùng”. Trong quy trình UAT, sản phẩm sẽ được đánh giá bởi chính người dùng cuối (users) hoặc khách hàng về khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng và trải nghiệm của người dùng. Mục đích là để đảm bảo sản phẩm hoạt động đúng như mong đợi và được chấp nhận để triển khai.

Vậy làm sao để các nhà phát triển có thể tối ưu quá trình UAT để tiết kiệm thời gian và nguồn lực, hãy cùng tham khảo các giải pháp sau đây:

Xác định rõ mục tiêu và tiêu chuẩn UAT

Xác định rõ mục tiêu UAT từ đầu giúp cho quá trình kiểm thử diễn ra hiệu quả và tốn ít thời gian hơn.

  • Xác định rõ các yêu cầu chấp nhận: không chỉ giúp nhà phát triển dễ dàng xác định những điều người dùng mong đợi từ sản phẩm mà còn giúp giảm nguy cơ xung đột giữa các bên liên quan như nhà phát triển, người dùng, quản lý,…góp phần duy trì độ tích cực của người dùng cuối và các bên liên quan trong quá trình diễn ra UAT
  • Phân loại rõ ràng các mục tiêu ưu tiên: xếp loại mức độ ưu tiên của các mục tiêu để dễ dàng tập trung vào những điểm cốt lõi của sản phẩm. Đây là mấu chốt giúp tối ưu nguồn lực và thời gian cho một quy trình UAT.
  • Đảm bảo môi trường kiểm thử đồng nhất: Nhà phát triển cần đảm bảo rằng nhóm UAT đều hiểu rõ về mục tiêu kiểm thử, các tiêu chí kiểm thử và sản phẩm kiểm thử. Điều này giúp đảm bảo rằng quá trình kiểm thử diễn ra đồng nhất và chất lượng.

Sử dụng kịch bản UAT hiệu quả

  • Một kịch bản kiểm thử có thể được sử dụng lại nếu nó đủ chi tiết và hiệu quả, chính vì thế việc lên kịch UAT kĩ lưỡng giúp nhà phát triển tiết kiệm rất nhiều thời gian và nguồn lực, đồng thời cũng đảm bảo rằng các tính năng quan trọng của sản phẩm được tập trung kiểm thử đầy đủ.
  • Sử dụng kịch bản kiểm thử giúp nhóm phát triển dễ dàng đánh giá tiến độ của quy trình UAT, từ đó nhanh chóng đánh giá mức độ hoàn thiện của ứng dụng.
  • Với các kịch bản kiểm thử được lên kế hoạch chi tiết, rõ ràng, sẽ giúp người tham gia UAT tránh được tình trạng kiểm thử được thực hiện quá mức cần thiết, dẫn đến tốn kém về thời gian và nguồn lực.

Thực hiện UAT tích hợp

  • Để tiết kiệm thời gian UAT không nhất thiết phải được thực hiện sau khi hoàn thành toàn bộ sản phẩm mà có thể bắt đầu UAT ngay khi có thể, song song với các giai đoạn phát triển và kiểm thử khác.
  • Thực hiện UAT theo từng giai đoạn hoặc theo tính năng, chức năng để giảm áp lực cho người tham gia kiểm thử và tạo điều kiện để nhóm phát triển sản phẩm kiểm soát quá trình kiểm thử chặt chẽ hơn.
  • Có thể áp dụng các công cụ tự động hoá cho các kịch bản kiểm thử hiệu quả để kiểm tra liên tục các tính năng quan trọng, giúp tăng độ chính xác và giảm thiểu các công đoạn thủ công.

Sử dụng phản hồi tự động

  • Đây là một chiến lược hiệu quả để giảm thiểu thời gian kiểm thử, tăng tính lặp lại của quá trình, và đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất của ứng dụng. Nếu có vấn đề xảy ra, nhà phát triển có thể nhanh chóng được thông báo và xử lý sớm nhất có thể.
  • Chuẩn bị môi trường cho quá trình tự động hóa, bao gồm cả cài đặt công cụ tự động hóa, cấu hình hệ thống, và kết nối với môi trường UAT. Đảm bảo rằng môi trường này đảng phản ánh môi trường UAT càng chính xác càng tốt.
  • Liên tục đánh giá và cải thiện kịch bản tự động dựa trên phản hồi và kết quả kiểm thử. Tối ưu hóa quy trình tự động hóa để đảm bảo rằng nó đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu của quy trình UAT.

Tổ chức đào tạo cho người dùng cuối

  • Đào tạo giúp người dùng cuối hiểu rõ hơn về ứng dụng và các tính năng của nó. Họ sẽ biết cách sử dụng ứng dụng để đạt được mục tiêu công việc của họ, từ đó giúp họ thực hiện UAT một cách hiệu quả hơn.
  • Khi người dùng cuối được đào tạo về cách sử dụng ứng dụng và thực hiện các kịch bản kiểm thử, họ có khả năng phát hiện lỗi hoặc vấn đề mà nhóm phát triển có thể không nhận ra. Điều này giúp cải thiện chất lượng của ứng dụng.
  • Khi người dùng cuối đã được đào tạo và cảm thấy thoải mái với ứng dụng, họ sẽ có thái độ tích cực hơn trong quá trình chấp nhận ứng dụng. Sự thuận tiện này có thể giảm khả năng phản đối và tăng khả năng chấp nhận từ người dùng.

User training

Sử dụng công cụ quản lý dự án hiệu quả

Không chỉ UAT, bất kì dự án nào cũng cần những công cụ quản lý hiệu quả và phù hợp để nhà phát triển và nhóm quản lý có thể tối ưu nguồn lực và thời gian dành cho dự án.

Công cụ quản lý dự án cho phép bạn xác định và quản lý rủi ro trong quá trình UAT. Bạn có thể đánh giá và ưu tiên rủi ro, đồng thời xây dựng kế hoạch để giảm thiểu tác động của chúng đối với quá trình kiểm thử.

Trong bối cảnh người dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng và hiệu suất ứng dụng, việc tối ưu quá trình UAT không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực mà còn đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ đáp ứng đúng mong đợi của người dùng. UAT không chỉ là bước kiểm thử cuối mà còn là cơ hội để gia tăng trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm và ứng dụng. Quá trình UAT càng hiệu quả thì khả năng sản phẩm thành công càng cao, chính vì thế làm sao để tối ưu UAT cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các nhà phát triển. Bằng cách thực hiện các bước tiến cụ thể, từ việc xác định rõ mục tiêu và tiêu chuẩn UAT đến việc tích hợp công cụ tự động hóa và tối ưu hóa môi trường kiểm thử, bạn có thể đạt được sự hiệu quả cao nhất từ quá trình kiểm thử chấp nhận người dùng.

Bài viết liên quan