Flutter là gì?
Flutter là một bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) để xây dựng các ứng dụng hiện đại với mã nguồn được tạo bởi Google. Flutter được biết đến với khả năng giải quyết 2 vấn đề điển hình trong phát triển ứng dụng mobile đó là: Fast Development và Native Performance. Là một bộ SDK đa nền tảng, các ứng dụng Flutter có thể hoạt động trên cả iOS và Android.
Ngôn ngữ lập trình của Flutter: DART. Tuy không còn là cái tên xa lạ trong giới công nghệ nói chung và lập trình nói riêng, DART vẫn chưa thật sự được sử dụng quá rộng rãi dù có rất nhiều ưu điểm đã được công nhận.
Cùng tìm hiểu xem vì sao bộ công cụ này ngày càng được yêu thích và phổ biến nhé!
10 lý do nên sử dụng Flutter
1. Phát triển phần mềm một cách nhanh chóng với nguồn mở và miễn phí:
Flutter là một UI Framework mã nguồn mở của Google cho phép các nhà phát triển tạo ra các mobile app trên cả android và IOS một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng một codebase. Bên cạnh đó, bạn có thể dễ dàng thử nghiệm, xây dựng giao diện người dùng, thêm tính năng và sửa lỗi nhanh hơn nhờ tính năng statefull hot reloading.
2. Giao diện người dùng đẹp mắt
Sử dụng các tiện ích trực quan, cấu trúc, nền tảng và tương tác độc quyền, Flutter thỏa mãn người dùng với các widget built-in đẹp mắt, các thư viện animation hỗ trợ chuyển động phong phú, scroll tự nhiên mượt mà và đáp ứng trên đa nền tảng.
3. Truy cập các tính năng và SDK native
Các ứng dụng của bạn sẽ trở nên sống động với SDK (Software Development Kit) của bên thứ ba, API (Application Programing Interface) của platform và native code. Bạn có thể sử dụng lại mã Swift, Java, Objective – C của mình, đồng thời truy cập các tính năng và SDK native trên hai nền tảng Android và iOS.
4. Dùng flutter giúp tiết kiệm chi phí
Với Flutter, các nhà phát triển được hỗ trợ để tạo ra ứng dụng một cách nhanh chóng hơn. Từ đó quá trình tìm lỗi, sửa chữa và thử nghiệm cũng được đẩy nhanh tiến độ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng.
5. Documentation chi tiết và được cập nhật thường xuyên
Tuy “sinh sau đẻ muộn” tuy nhiên Flutter đang là một framework rất được các nhà phát triển ứng dụng di động yêu thích bởi sự linh hoạt và nhanh chóng mà nó mang lại. Chính vì thế documentation của DART và Flutter ngày càng trở nên “đồ sộ” và được cập nhật thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu ngày càng lớn.
6. DART “đa năng” và “dễ chịu” hơn chúng ta nghĩ
DART là một static type language nên nó là AOT (Ahead of Time), đồng thời nó cũng là JIT (Just in Time) giống như các dynamic type language khác. Ngoài ra, DART có tính ổn định tốt, được sử dụng để xây dựng các ứng dụng về thời gian thực với hiệu suất cao.
7. Truyền tải thông tin dễ dàng
Flutter có thể hiểu và “nói chuyện” nhanh chóng với các native module thông qua native interface. Nhờ yếu tố này giúp cho các nhà phát triển viết native module tự nhiên và dễ dàng hơn.
8. Hiệu suất ứng dụng cao
Có thể chạy được giả lập mobile ngay trên web, tiện cho việc phát triển. Các bộ đo lường chỉ số hiệu suất được hỗ trợ sẵn giúp lập trình viên kiểm soát tốt hiệu suất của ứng dụng.
9. Cộng đồng sử dụng Flutter đang tăng trưởng
Hiện tại, cộng đồng sử dụng và nghiên cứu về flutter đang tăng trưởng mạnh mẽ. Bạn có thể chủ động tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức có ích cho việc sử dụng Flutter trên các cộng đồng. Một số cộng đồng phát triển Flutter mà bạn có thể tham khảo như:
- Flutter Awesome: Bạn có thể cập nhật danh sách hàng ngày về những ví dụ, mẫu ứng dụng, lời khuyên,…tốt nhất.
- Awesome Flutter: Đây là kho lưu trữ GitHub và được liên kết với Flutter Awesome với danh sách các video, bài viết, thành phần, tiện ích,… khác nhau.
- It’s all widgets: Bao gồm nhiều danh sách mở cho các ứng dụng được tạo bằng Flutter.
- Cộng đồng Flutter trên Medium (Flutter-community): Cộng đồng giúp cung cấp cho bạn những bài báo, hướng dẫn liên quan đến việc sử dụng Flutter.
10. Flutter được hỗ trợ chính thức từ Google
Là một ứng dụng được phát triển bởi Google nên nó nhận được rất nhiều sự ưu ái từ “ông lớn” này. Nó được hỗ trợ bởi một cộng đồng với hơn 1000 nhà phát triển luôn sẵn sàng giúp đỡ và làm cho Flutter trở nên tốt hơn.
So sánh giữa Flutter và React Native
1. Ngôn ngữ lập trình
- Flutter: được viết bằng DART – một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phát triển bởi Google. Tuy không được sử dụng rộng rãi như Java hay React Native nhưng DART có rất nhiều tính năng vượt trội như: Hỗ trợ cả JIT và AOT, hỗ trợ đa nền tảng bằng máy ảo DART,…
- React Native: được viết hoàn toàn bằng JavaScrip. Đây cũng chính là một thế mạnh của React native vì JavaScript là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
2. Giao diện người dùng
- Flutter: Sử dụng các widget đẹp mắt theo Material Design và Cupertino. Các giao diện lập trình ứng dụng đa dạng (API), scroll tự nhiên giúp thỏa mãn nhu cầu của người dùng.
- React Native: Sử dụng các bộ sưu tập phong phú để xây dựng UI trong Android / iOS, giúp tạo giao diện người dùng đẹp mắt cho ứng dụng.
3. Hiệu suất
- Flutter được xây dựng bằng C/C++ và Dart, giúp nó phù hợp để tạo các ứng dụng hiệu suất cao. Bên cạnh đó nó cũng được hỗ trợ nhiều tính năng tăng tốc phần cứng, chẳng hạn như Skia, giúp cải thiện hiệu suất của ứng dụng.
- React Native sử dụng các native component (UI) để tạo giao diện người dùng của ứng dụng, giúp tăng tốc độ tải app. Và giao diện người dùng này đảm bảo rằng ứng dụng hoạt động trơn tru và nhanh chóng. Tuy nhiên việc giao tiếp với native thông qua các bridge khiến cho react native có thời gian phát triển và chạy chậm hơn Flutter.
4. Độ phổ biến:
- Tuy rất được lòng giới lập trình tuy nhiên Flutter lại ít được phổ biến hơn so với React Native vì Dart là một loại ngôn ngữ khá mới. Tuy nhiên, đây cũng là một điểm cộng cho các C ++ và Java developer.
- React Native: “Người anh” trong giới phát triển ứng dụng di động luôn giữ vững vị trí đầu bảng về độ phổ biến và được hỗ trợ bởi một cộng đồng rộng lớn. Theo khảo sát gần đây của Stack Overflow năm 2019, 62,5% nhà phát triển yêu thích React Native.
Với kinh nghiệm phát triển ứng dụng di động bằng Flutter trong nhiều năm qua, Zodinet đã cung cấp cho khách hàng của mình rất nhiều những giải pháp và sản phẩm số ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Xem qua các dự án của Zodinet tại ĐÂY.
Liên hệ ngay với Zodinet nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm những giải pháp số hóa tối ưu và chuyên nghiệp.